Bạn có biết, phòng bếp với không gian chỉ từ 8 – 12m2 thường sẽ gặp rất nhiều hạn chế khi thiết kế nội thất. Với những trường hợp này, cần áp dụng những mẹo đặc biệt để giúp không gian thông thoáng. Hãy cùng My Life khám phá ngay trong bài viết bên dưới nhé.
Với những căn bếp quy mô khiêm tốn, My Life khuyên bạn nên chọn phương án thiết kế gam màu sáng, tiết chế nội thất để “ăn gian” diện tích. Đặc biệt ưu tiên bố trí hệ tủ bếp hình chữ I để giúp không gian thông thoáng hơn. Ngoài ra, nên lưu ý tránh một số lỗi thường gặp như sau:
- Những nội thất “phá vỡ” không gian bếp: Bàn ăn cỡ lớn
Việc lựa chọn bàn ăn kích cỡ quá khổ có thể làm “tắc: không gian và cản trở việc lưu thông, vì vậy gia chủ nên cân nhắc sử dụng loại có kích thước tiết kiệm hơn, nhỏ và vừa đủ nhu cầu sử dụng.
Phần đảo bếp gia chủ nên tích hợp làm bàn ăn hoặc thay thế bằng dạng thông minh có thể gấp gọn. Giải pháp này giúp tiết kiệm diện tích, tạo ra không gian linh hoạt và tiện lợi.
- Những nội thất “phá vỡ” không gian bếp: Quá nhiều thiết bị điện tử
Hiện đại càng tăng cao thì các vật dụng điện tử phục vụ nhu cầu hằng ngày cũng gia tăng. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều đồ dùng điện tử hỗ trợ qua trình nấu nướng cũng sẽ tăng sự “cồng kềnh”, tạo áp lực không cần thiết cho không gian bếp khiêm tốn. Thay vì dùng những thiết bị nhỏ lẻ, gia chủ nên chọn các sản phẩm đa năng tích hợp để tiết kiệm tối đa không gian.
Một vài ví dụ nhỏ: Thay vì trang bị bếp nướng và lò vi sóng, hay tính toán chọn mua lò vi sóng tích hợp chức năng nướng; Thay vì trang bị máy rửa chén và máy sấy chén riêng lẻ, hay chọn mua máy rửa chén tích hợp chức năng sấy khô tiện dụng.
Quy hoạch không gian một cách khoa học giúp tối ưu diện tích sử dụng, quá trình nấu nướng cũng sẽ đơn giản, nhanh gọn và hiệu quả hơn rất nhiều.
- Những nội thất “phá vỡ” không gian bếp: Trang bị quá nhiều giá và kệ rời
Một thực tế thường xuyên xảy ra, đó là nhiều người có thói quen mua sắm đồ dùng mà không để ý đến tính hữu dụng của chúng. Điển hình như các loại giá, kệ rời; các đồ dùng này khiến không ít người lầm tưởng rằng chúng sẽ giúp căn bếp gọn gàng hơn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
My Life khuyên bạn nên thiết kế tủ bếp tối ưu hóa công năng và khả năng tích trữ đồ, kết hợp phân loại các khoang tủ một cách khoa học. Điều này giúp gia chủ lưu trữ được nhiều đồ hơn và tiện lợi hơn khi sinh hoạt nấu nướng.
- Những nội thất “phá vỡ” không gian bếp: Đặt quá nhiều đồ trang trí
Gia chủ nên tránh chọn quá nhiều chi tiết trang trí, đặc biệt là những món có kích thước lớn, hoa văn lớn, trọng lượng nặng. Thay vào đó, hãy giữ không gian thông thoáng bằng cách giảm bớt đồ dùng không cần thiết, tô điểm không gian bằng những món đồ nhỏ gọn nhưng tinh tế.
- Những nội thất “phá vỡ” không gian bếp: Sử dụng quá nhiều đèn thả và kích cỡ quá lớn
Nguyên nhân phổ biến “chiếm dụng không gian” của căn bếp nhỏ phần lớn là do gia chủ sử dụng đèn thả kích thước quá khổ với căn nhà, ngoài ra tần suất bố trí cũng quá dày đặc khiến không gian trở nên “ngộp” hơn bao giờ hết.
Nếu bạn vẫn muốn dùng thiết bị chiếu sáng nhân tạo thì có thể cân nhắc giữa loại đèn downlight (được gắn vào trần nhà và chiếu ánh sáng xuống) hoặc sortlight (rọi vào vị trí xác định, có thể điều chỉnh hướng – góc chiếu).
Trong đó, gia chủ nên sử dụng đèn downlight khi cần hiệu ứng ánh sáng phân tán cũng như tạo cảm giác rộng rãi. Còn đèn sortlight sẽ phù hợp tạo điểm nhấn và tăng ánh sáng tại một điểm cụ thể, ví dụ như và ăn, vị trí bếp nấu,…
Trên đây là sơ lược nhỏ về những lỗi cơ bản trong bố trí nội thất khiến không gian bếp của bạn bị “phá vỡ” mất không gian. Hãy áp dụng ngay để không gian sống của bạn có thể thông thoáng hơn và tiện dụng hơn nhé.
Tham khảo thêm các thông tin thị trường, mẹo trang trí, xây dựng nhà tại đây.
Follow Fanpage my Life để sớm cập nhật thêm thông tin ưu đãi từ đơn vị xây dựng uy tín, chất lượng.