Trong các bộ phim Hàn, Âu, Mỹ,…chúng ta thường thấy khu vực tầng áp mái. Nhưng liệu bạn có bao giờ tìm hiểu tầng áp mái bao giờ chưa? Công dụng của nó là gì? Và với đặc điểm khí hậu tại Việt Nam, tầng áp mái có thực sự thích hợp khi ứng dụng vào thiết kế nhà ở không?
Hãy cùng My Life tìm hiểu và đưa ra giải pháp tối ưu nhất nhé.
Định nghĩa và lợi ích của tầng áp mái
Tầng áp mái là gì?
Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc. Toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt nghiêng hoặc mái gấp. Trong đó, tường đứng (nếu có) cao không quá mặt sàn 1,5m.
Tầng áp mái được biết đến phổ biến ở các nước có khí hậu lạnh. Điển hình như Châu Âu, Châu Mỹ. Còn ở Việt Nam, việc thiết kế nhà có tầng áp mái nhằm mở rộng diện tích sinh hoạt. Nhưng các thiết kế này ở nước ta vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi khí hậu của nước ta khá nóng nên vấn đề này vẫn cần được cân nhắc lại.
Lợi ích của tầng áp mái
- Tăng không gian sử dụng. Có thể tận dụng để tạo thêm khu vực chức năng. Như phòng ngủ, phòng làm việc, không gian giặt phơi,…
- Tiết kiệm năng lượng. Bằng cách cách nhiệt, tầng áp mái có công năng giảm điện năng tiêu thụ cho gia đình. Vào ngày hè oi ức, tầng áp mái có thể ngăn nhiệt độ từ ngời truyền vào bên trong. Còn vào mùa đông, tầng áp mái giúp giữ nhiệt bên trong ngôi nhà.
- Tăng tính thẩm mỹ. Tất nhiên mỗi tầng áp mái đều sẽ được thiết kế đẹp mắt. Nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ theo ý của gia chủ.

Ở Việt nam có nên xây tầng áp mái không?
Thiết kế tầng áp mái là kiểu thiết kế phương Tây mới du nhập vào Việt Nam. Và chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại có mưa nhiều. Từ đó gây bất tiện khi xây tầng sát mái. Bên cạnh đó, vì là kiểu hình kiến trúc mới, nên chưa có nhiều kiến trúc sư Việt quen thuộc. Và chưa có kỹ năng xử lý kết cấu. Cũng như chống nắng, chống thấm cho căn nhà khi áp dụng kiểu tầng áp mái này.

Tuy vậy, những nơi có khí hậu ôn hòa như Đà Lạt, Sapa,… thì kiểu nhà này lại phổ biến. Tầng áp mái của ngôi nhà có thể ứng dụng thành phòng ngủ, phòng đọc sách, phòng thờ, kho,…
Nguyên tắc thiết kế
Ưu tiên thiết kế cửa sổ
Nguyên tắc đầu tiên chính là ưu tiên thiết kế cửa sổ. Việc bố trí cửa sổ cần đặt lên trước hết nhằm mở rộng không gian khá hẹp này. Nhằm đảm bảo ánh sáng và không khí được lưu thông tốt hơn cho căn phòng.
Tầng áp mái có thể sử dụng nhiều cửa sổ. Hoặc tận dụng cửa sổ trần để lấy ánh sáng tự nhiên. Vừa tạo khoảng trời vừa chill, vừa thoải mái cho người sử dụng.
Tường cần được chú trọng thiết kế tạo điểm nhấn
Nhược điểm của phòng áp mái là có nhiều góc cạnh, góc chết. Đặc biệt là các góc mái liền với sàn. Vì vậy, gia chủ cần chọn lựa các loại nội thất sao cho vừa vặn với không gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo thêm điểm nhấn cho bức tường. Bằng giấy dán tường có họa tiết, tranh nghệ thuật, chậu cây, giá sách nhỏ,…
Đồng thời, cần tiến hành thiết kế tầng gác mái cùng với các chức năng khác trong ngôi nhà. Từ đó, tạo sự đồng bộ về kiến trúc cũng như công năng. Khi đó, bạn cũng có thể tính toán được chi phí về vật liệu, nội thất, nhân công,… Để hòa thiện ngôi nhà một cách hoàn hảo nhất.
Tạo nét đặc sắc cho mái nghiêng
Ngoài bức tường thì mái nghiêng của tầng sát mái cũng là một nét chấm phá nổi bật. Thay vì che khuất phần mái nghiêng tạo cảm giác bí bách chật chội. Bạn có thể dùng các loại giấy dán, sơn trần bằng thạch cao tạo điểm nhấn cho phần mái này.
Nên chọn các màu trung tính, không có chói mắt. Để tạo thêm sự rộng rãi, thông thoáng và tạo thêm nét hài hoà cho không gian.
Phân chia không gian chức năng
Khi xây tầng gác mái, bạn nên phân chia tầng thành các không gian nhỏ. Nhằm tận dụng hết công năng của nó. Một tầng sát mái có thể bao gồm một phòng ngủ và một phòng đọc sách. Nên việc đồng bộ và bổ sung các phòng khác của ngôi nhà để hoàn thiện tổ ấm của gia đình một cách hoàn hảo nhất.

Trang trí đơn giản
Với các đồ nội thất trang trí cho phòng áp mái. Nên ưu tiên sử dụng các đồ vật bằng chất liệu tự nhiên có thiết kế tối giản. Hạn chế sử dụng đồ gỗ bởi đồ gỗ có thể giãn nở. Nhanh bị cong vênh trong điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Tốt nhất nên sử dụng đồ trang trí bằng kim loại, nhựa. Hoặc các chất liệu nhân tạo hơn là chất liệu tự nhiên như: mây, gỗ, tre, nứa,… Nhằm tránh các rủi ro ẩm, mốc khi thời tiết giao mùa.
Thiết kế cửa sổ mái phụ nhỏ
Nên xây cửa sổ mái phụ nhỏ đúng hướng để có thể đón gió, đón sáng tự nhiên. Tốt nhất nên đặt ở hướng Nam và Đông Nam giúp đón gió tốt. Trong khi cửa sổ ở hướng Nam, Bắc giúp đón nhiều ảnh nắng. Không nên đặt cửa sổ ở hướng Tây vì khi về chiều, phòng sẽ khá oi bức.
Cửa sổ mái phụ nhỏ không những có công dụng chống nóng. Chúng còn làm tăng tính thẩm mỹ khi thiết kế thêm mái phụ che mưa nhô hẳn ra trên mái chính.
Thiết kế cửa sổ kính đẩy, trượt
Bên cạnh thiết kế cửa sổ mái phụ nhỏ nhắn. Gia chủ có thể cân nhắc thêm ô cửa sổ kính đẩy, trượt, tạo vẻ cổ điển cho căn phòng. Để chống nóng thì các ô cửa sổ này được đặt theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Ngoài ra cần kèm thêm rèm mỏng nhằm chủ động điều chỉnh độ sáng.
Sử dụng nguồn điện làm mát là giải pháp chống nóng cho những kiểu căn nhà này. Tuy tốn kém nhưng lại vô cùng hiệu quả.
Giải pháp chống nóng và chống thấm tối ưu
Việc dùng nhà áp mái ở Việt Nam dường như không khả dụng vì đặc điểm khí hậu. Nhưng cũng không phải không có cách giải quyết. Dưới đây là một số giải pháp:
- Đóng trần nhà. Với thiết kế nghiêng của mái nhà này có thể thiết kế trần theo độ nghiêng của nó. Hoặc thiết kế trần theo độ nghiêng của nó hoặc kiểu cong, giật cấp. Người sử dụng có thể đóng trần theo kiểu ngang bằng hoặc phối hợp với nhiều kiểu trần khác. Tuỳ theo hình dáng và sở thích của mỗi người.
- Tấm nhựa có khả năng chống thấm và cách nhiệt tốt. Bởi vì vật liệu thường hay sử dụng để lợp mái là ngói hoặc tôn. Bởi, khả năng mái nhà bị thấm dột bởi ngói hay toát nhiệt bởi mái bằng tôn rất cao.
- Trần thạch cao và tường thạch cao kết hợp với thiết kế bông thuỷ tinh chống nóng. Trần thạch cao cũng được sử dụng phổ biến cho nhà phố, nhà cao tầng. (Sử dụng chủ yếu cho nhà có tầng mái áp).
- Trần nổi và trần chìm. Cấu tạo thiết kế của trần nổi bao gồm 1 hệ thống khung trần nổi. 1 tấm thạch cao dày từ 9- 15.8mm. Một lớp bông thuỷ tinh có bạc dày khoảng 0,5cm. Cấu tạo của hệ thống trần chìm cũng tương tự như cấu tạo thiết kế của hệ thống trần nổi. Chỉ khác nhau ở tên gọi.
- Sơn nhà để cách nhiệt. Loại sơn này nếu được sử dụng có thể làm giảm nhiệt độ trong phòng. Từ 30 hoặc 35 độ xuống chỉ còn 20 độ.
- Giải pháp chống nóng cuối cùng có lẽ là dùng động cơ làm mát hoặc lắp đặt điều hoà.

Tầng áp mái và tầng Tum: Là 1 hay là 2?
Tầng áp mái và tầng tum có một số điểm giống nhau và khác nhau. Dưới đây là một số cách phân biệt.
Giống nhau:
- Đều là tầng cao nhất của một ngôi nhà.
- Bố trí tạo thành các không gian khác nhau. Như phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, giải trí,… Hoặc có thể được dùng để chứa đồ.
Khác nhau:
- Về vị trí. Tầng áp mái nằm bên trong không gian của mái dốc. Trong khi tầng tum có thể nằm trên mái bằng hoặc mái dốc.
- Về diện tích. Tầng áp mái thường có diện tích nhỏ hơn tầng tum.
- Về tiêu chuẩn tính tầng. Tầng áp mái chỉ được tính vào số tầng của công trình. Nếu có chiều cao không gian từ đáy sàn đến đỉnh mái không nhỏ hơn 2,2m. Và diện tích không vượt quá 30% diện tích sàn mái. Trong khi đó, tầng tum không được tính vào số tầng của công trình. Bất kể chiều cao không gian và diện tích.
Trên đây là tất tần tật thông tin về tầng áp mái mà bạn nên biết. Không chỉ vậy, trong khuôn khổ bài viết này, đem đến cho bạn những nguyên tác bố trí. Cũng như những giải pháp xử lý tối ưu nhất nhằm thích nghi với khí hậu đặc biệt tại Việt Nam. My Life hy vọng thông qua bài viết này. Bạn sẽ tìm được phương án tốt nhất cho việt dựng xây căn nhà mơ ước ký tưởng.
Tham khảo các mẫu thiết kế – xây dựng của My Life qua Bàn giao Nhà phố.
MY LIFE – ĐƠN VỊ TƯ VẤN – THIẾT KẾ – THI CÔNG – HOÀN CÔNG TRỌN GÓI UY TÍN CHẤT LƯỢNG Liên hệ ngay đến My Life nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà trong năm 2025, chúng tôi sẽ tư vấn kế hoạch xây dựng chi tiết, giảm 100% chi phí thiết kế, xây nhà, hoàn công phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của bạn. – Hotline: 0903.182.003 – Facebook: Fanpage My Life |
Xem thêm Cửa phòng đẹp tối ưu không gian sống