Thi công móng băng ưu và nhược điểm

Thi công móng băng ưu và nhược điểm

Thi công móng băng đúng kỹ thuật. Không những giúp đảm bảo an toàn và tính bền vững cho công trình. Ngoài ra còn chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của ngôi nhà. Hãy cùng My Life tìm hiểu định nghĩa của móng băng. Cũng như thi công như thế nào là đúng chuẩn nhé.

Định nghĩa móng băng

Móng băng là loại móng có kết cấu dải dài, thường được đặt độc lập hoặc thành hình chữ thập. Công dụng chính của chúng là giúp chịu tải, nâng đỡ cột nhà và bờ tường. Móng băng thường sử dụng trong các công trình dân dụng nhờ độ lún đồng đều, giá thành phải chăng.

Tìm hiểu thêm Thiết kế bếp như thế nào để an toàn trẻ nhỏ

Cấu tạo của móng băng

Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng và dầm móng. Được phân thành nhiều loại qua:

  • Xét về tính chất và độ cứng: móng mềm, móng cứng, và móng kết hợp.
  • Xét về kết cấu theo phương: móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

Có thể nói, móng băng phù hợp với những công trình nhà phố. Đặc biệt là nhưng mẫu nhà xây dựng với quy mô từ 3 đến 5 tầng. Còn đối với nhà cấp 4, phương án tối ưu nhất là móng cốc. Riêng với công trình biệt thự, nhà vườn,…móng bè được ưu tiên áp dụng thực tế hơn.

Ưu điểm:
  • Chịu lực tốt: Đây là ưu điểm lớn nhất của móng băng. Đối với những công trình từ 3 tầng trở lên. Loại móng băng này thường được tận dụng tối đa nhờ vào công năng của nó.
  • Giảm áp lực cho phần đáy: Với kết cấu chịu lực tốt, móng băng giúp giảm áp lực lên phần đáy. Đồng thời cũng chống nghiêng và chống lún hiệu quả.
  • Truyền tải trọng lực dàn đều: Nhờ kết cấu đồng đều giữa các móng. Móng băng giúp phân tán trọng lượng của ngôi nhà, nhằm đảm bảo khả năng chịu tải.
  • Bảo đảm tính bền vững: Móng băng tạo sự liên kết vững chắc cho cột và tường nhà. Giúp ngôi nhà vững chải, bền theo thời gian.
Nhược điểm:
  • Lớp bề mặt chịu tải không tốt. Dễ ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
  • Chiều sâu nhỏ, thường khiến móng băng dễ bị lật hoặc không ổn định.
  • Loại móng này yêu cầu kỹ thuật xây dựng cao. Đòi hỏi kỹ sư phải có kinh nghiệm, tay nghề cao thực hiện.

Phân chia không gian thông minh và thẩm mỹ cùng với My Life

Thi công móng băng

Quy trình thi công móng băng

Bước 1: Giải phóng mặt bằng

Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng thi công chính là bước giải phóng mặt bằng. Bước này yêu cầu sử dụng máy móc chuyên dụng để làm phẳng bề mặt. Song song đó là chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và VLXD. Như cát vàng, xi măng, thép, đá,… Ngoài ra, việc vệ sinh công trường trước khi khởi công là điều cần thiết. Giúp tạo nên môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.

Bước 2: San lấp mặt bằng móng băng

Dựa theo bản vẽ kỹ thuận, đội ngũ thi công sẽ tiến hành san lấp mặt bằng theo nguyên tắc nhất định. Đó là từ vị trí cao xuống thấp. Công đoạn này gồm ba bước chính nhằm đảm bảo thi công đạt yêu cầu:

  • Xác định trục thi công trên nền đất
  • Đào rãnh móng theo trục đã cố định
  • Làm sạch khu vực đào bằng cách loại bỏ đất thừa và hút nước đọng
Bước 3: Chuẩn bị cốt thép

Cốt thép có thể được gia công tại nhà máy hoặc ngay tại công trường. Tuy nhiên cần được đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Trước khi đưa vào lắp đặt, bề mặt thép phải sạch, không bám bụi bẩn, bùn đất hay tạp chất. Nhằm đảm bảo khả năng kết dính tốt với bê tông.

Bước 4: Lắp dựng cốp pha

Cốp pha dóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình kết cấu móng băng. Và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Hệ thống cốp pha cần được lắp đặt chắc chắn, có độ dày phù hợp. Không biến dạng khi chịu tải từ bê tông và cốt thép. Việc thi công này buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo độ chính xác cao.

Bước 5: Đổ bê tông

Sau khi hoàn tất lắp đặt cốp thép và cốp pha. Đơn vị thi công tiến hành đổ bê tông theo quy trình chuẩn. Bê tông cần được trộn theo đúng tỉ lệ, đổ đồng đều, không lẫn tạp chất và kết dính tốt. Trong quá trình thi công, cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh tình trạng nứt, rỗ. Hoặc những sai số so với thiết kế ban đầu.

Lưu ý khi thi công móng băng

  • Khảo sát lô đất xây dựng: Điều này giúp bạn hiểu rõ tình trạng đất. Qua đó dễ dàng đưa ra phương án giải phóng mặt bằng và thi công hiệu quả.
  • Lựa chọn thiết kế phù hợp: Trước khi thi công móng băng. Hãy tính toán và lựa chọn loại móng phù hợp với công trình. Đảm bảo khả năng chuyên chở và tối ưu chi phí.
  • Dự trù kinh phí: Đo lường chi phí một cách chi tiết. Là cách giúp bạn lựa chọn được mẫu thiết kế, vật liệu phù hợp với ngân sách.

My Life đã chia sẻ đến bạn định nghĩa, ưu và nhược điểm của móng băng. Cùng như quy trình thi công cùng những lưu ý quan trọng khi xây dựng móng nhà ở. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ chọn được loại móng phù hợp với công trình nhà ở của mình.

MY LIFE – ĐƠN VỊ TƯ VẤN – THIẾT KẾ – THI CÔNG – HOÀN CÔNG TRỌN GÓI UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Liên hệ ngay đến My Life nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà trong năm 2024, chúng tôi sẽ tư vấn kế hoạch xây dựng chi tiết, giảm 100% chi phí thiết kế, xây nhà, hoàn công phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của bạn.
– Hotline: 0903.182.003
– Facebook: Fanpage My Life

Xem thêm các mẹo Chi phí ẩn khi mua nhà

Khám phá thêm các Buổi lễ khởi công động thổ khác tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *