Nguyên nhân và cách khắc phục khi nứt tường ngang dọc

Sau thời gian xây dựng, mọi gia chủ đều mong muốn tổ ấm của mình bền vững và an toàn. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng nứt tường dù mới xây xong. Điều này dấy lên lo ngại về khả năng chịu lực cũng như nguy cơ sập đổ.

Vậy nguyên nhân và giải pháp khắc phục như thế nào? Mời quý đọc giả cùng My Life tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng nứt tường và cách khắc phục?

  • Do yếu tố khí hậu tác động

Việt Nam được biết là quốc gia có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Điều này là một trong các tác nhân gây nên tình trạng ẩm mốc, thấm dột (đối với nhà xây lâu năm) dẫn đến hiện tượng rạn nứt.

Đặc biệt thời điểm nắng nóng gay gắt, xi măng và vữa sẽ bị mất nước nhanh chóng. Từ đó khiến cho quá trình kết dính không được hoàn thiện. Dẫn đến hiện tượng nứt chân chim trên bề mặt tường. Thông thường sẽ là các vết nứt mảnh và nhỏ chỉ dưới 1mm, theo thời gian sẽ phát triển nứt lan rộng hơn.

Khắc phục: trong quá trình xây dựng, cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho tường. Việc tưới nước khuyến cáo kéo dài ít nhất 14 ngày sau khi thi công. Nhằm mục đích đảm bảo vữa và xi măng có đủ thời gian kết dính, tránh được hiện tượng nứt do mất nước quá nhanh.

  • Do kỹ thuật sơn trát không chất lượng

Bột trét tường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Đối với những công trình có tình trạng rạn nứt tường, đa phần trong quá trình thi công, thợ trộn vật liệu không đều tay hoặc cho bột quá nhiều. Vì vậy theo thời gian, dưới sự tác động của thời tiết, hiện tượng nứt tường sẽ diễn ra.

Đối với tường ngoại thất, nên chọn loại có khả năng chống thấm, chịu được sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm cao. Thực tế, sau khi trát vữa xong phần thô, đội ngũ thi công thường phải ngưng khoảng 3 – 4 ngày. Cốt để tường khô, đủ lực liên kết, bê tông chắc chắn. Sau đó mới tiến hành quy trình sơn mới cho tường.

Nếu tường đã bị nứt, cần loại bỏ lớp bột trét cũ và sơn lại bằng loại sơn nước chuyên dụng. Đảm bảo độ bền cũng như thẩm mỹ cho toàn công trình.

  • Do móng bị lún

Một trong những nguyên nhân phô biến nhất là do nền đất/ nền móng yếu, không được thiết kế và thi công đúng kỹ thuật. Thực tế, nền đất yếu không thể chịu nổi tải trọng công trình. Dẫn đến hiện tượng lúc không đều, kết cấu nhà bị biến dạng. Từ đó khiến cho tường bị căng giãn không đồng đều, gây ra hiện tượng nứt tường.

Nếu không xử lý được kịp thời, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến hiện tượng nhà bị nghiêng hoặc đổ sập.

Khắc phục: gia chủ nên chú ý ngay từ giai đoạn tìm hiểu chọn mua đất. Khảo sát kỹ lưỡng địa chất khu vực xây dựng. Tuyệt đối tránh chọn mua những ngôi nhà/ mảnh đất yếu như đất ao, ruộng,… Bên cạnh đó cũng cần chú ý gia cố móng sao cho kiên cố và ổn định nhất có thể.

  • Do thi công sơn không đúng quy trình

Khi thi công sơn, cần đảm bảo quy trình chuẩn gồm: Lăn sơn lót, lăn sơn phủ thứ nhất, và lăn sơn phủ thứ 2. Nếu các lớp sơn không được thi công đúng cách sẽ gây ra hiện tượng nứt tường. Không chỉ vậy, chúng cũng làm bề mặt tường không đều màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Khắc phục: tiến hành sơn lại khu vực bị ảnh hưởng. Cần đảm bảo lớp sơn được lăn đều, đủ độ dày và khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo. Điều này giúp bề mặt tường mịn màng, nhẵn bóng và có độ bền cao hơn.

Biện pháp phòng tránh vết nứt tường

  • Đảm bảo đúng kỹ thuật thi công

Để đảm bảo chất lượng công trình và hạn chế tối đa tình trạng nứt tường, việc tuân thủ đúng kỹ thuật xây dựng là điều vô cùng quan trọng.

Đội ngũ thi công cần đảm bảo tường được xây thẳng, mạch vữa no và được miết gọn gàng. Vật liệu xây dựng như: gạch, cát, xi măng,…cũng phải đảm bảo được chọn lựa kỹ càng. Việc sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc thi công “ẩu” sẽ dẫn đến các vấn đề về kết cấu, thẩm mỹ, làm giảm tuổi thọ công trình.

  • Sử dụng lưới ghép tường và cột

Nút dọc giữa cột bê tông và tường gạch là những loại nứt thường gặp nhất. Nguyên nhân do sự kết dính giữa bê tông và gạch không đồng đều. Theo thời gian, dễ bị tác động bởi nhiệt độ và co giãn.

Khắc phục: sử dụng lưới thép ghép giữa cột bê tông và tường gạch trong quá trình thi công. Lưới thép sẽ giúp gia tăng độ bám giữa các vật liệu, hạn chế sự dịch chuyển và co giãn do nhiệt độ. Từ đó ngăn ngừa hiện tượng nứt tường.

  • Sử dụng phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa

Bên cạnh sử dụng gạch, cát, xi măng, cốt thép chất lượng cao, việc sử dụng phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa cũng là biện pháp tối ưu. Chúng giúp ngăn ngừa sự mất nước nhanh chóng, giảm thiểu hiện tượng co ngót của vữa và bê tông. Từ đó ngăn ngừa hiện tượng nứt tường.

Để đảm bảo tính bền vững và an toàn, việc tuân thủ quy trình xây dựng và sử dụng vật liệu chất lượng cao là vô cùng quan trọng. Nếu bạn phát hiện vết nứt tường, hãy nhanh chóng xác định nguyên nhân ngay thời điểm đó. Kèm theo đó là áp dụng các biện pháp khắc phục để tránh những rủi ro nghiêm trọng hơn.

MY LIFE – ĐƠN VỊ TƯ VẤN – THIẾT KẾ – THI CÔNG – HOÀN CÔNG TRỌN GÓI UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Liên hệ ngay đến My Life nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà trong năm 2024, chúng tôi sẽ tư vấn kế hoạch xây dựng chi tiết, giảm 100% chi phí thiết kế, xây nhà, hoàn công phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của bạn.
– Hotline: 0903.182.003
– Facebook: Fanpage My Life

Cùng My Life tham quan thêm các công trình đang được thực hiện tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *