Vì sao cần cúng động thổ xây nhà?

Vì sao cần cúng động thổ xây nhà

Việc xây nhà không chỉ đòi hỏi sự chuyên nghiệp về mặt kỹ thuật, mà còn là một hành trình tâm linh quan trọng. Trong đó, việc cúng động thổ xây nhà từ lâu đã trở thành một lễ nghi không thể thiếu của người Việt. Hãy cùng My Life tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cúng động thổ xây nhà không chỉ là nghi thức tâm linh, bên cạnh đó còn là cách để tôn vinh sự kết nối với linh hồn của đất đai, nói chính xác hơn đó là mảnh đất mà bạn đang chuẩn bị xây dựng thành chốn an cư.

Cúng động thổ là gì?

Theo quan niệm của người Việt ta, mỗi mảnh đất đều có một thần thổ địa riêng. Việc trình báo với thổ địa qua lễ cúng động thổ xây nhà được xem là rất quan trọng, giúp đảm bảo sự hòa hợp, may mắn an lành và thịnh vượng khi xây nhà mới cũng như là khi chuyển về ở. Nếu gia chủ bỏ qua không thực hiện chỉnh chu nghi lễ này, việc xây dựng có thể sẽ gặp nhiều bất trắc, khó thuận lợi, không suông sẻ, hoặc thậm chí sau khi chuyển vào ở, gia đình sẽ không gặp được may mắn.

Vì vậy, cúng động thổ xây nhà không chỉ là cách để gia chủ xin phép từ thổ địa mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với các vị thần cai quản khu đất. Gia chủ mong muốn nhận được sự bảo hộ của thổ địa, để công trình xây dựng diễn ra thuận lợi và mang lại niềm vui, may mắn cho gia đình.

Bên cạnh đó, cúng động thổ còn là dịp để gia đình tụ tập, chia sẻ niềm vui và kỷ niệm bên nhau. Cùng nhau thực hiện nghi lễ cúng động thổ xây nhà, không chỉ tạo ra sự tích cực về tâm linh mà còn tăng tình thân gia đình.

Cúng động thổ xây nhà gồm những bước nào?

  • Bước 1:

Chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh Khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần,…) – Tránh các ngày xấu (ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…)

Chọn giờ Hoàng đạo tốt

  • Bước 2:

Gia chủ chuẩn bị mâm lễ gồm những lễ vật như: hương đèn, hoa, trái cây, trầu cau, rượu, muối gạo, hàng mã,…

Lễ cúng động thổ xây nhà thường được tiến hành tại vị trí trung tâm của khu đất sẽ được xây dựng, thường là nơi quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt trong khu đất đó.

  • Bước 3:

Gia chủ thắp hương, làm lễ với sự kính trọng, hướng tới bốn phương và sau đó đọc bài khấn động thổ xin phép thần linh, thổ địa để nhận được sự ủng hộ trong việc xây dựng.

  • Bước 4:

Sau khi lễ cúng động thổ được hoàn thành, gia chủ hóa vàng và rải muối gại, bánh kẹo xung quanh khu đất biểu trung cho sự phúc lợi và thịnh vượng.

  • Bước 5:

Gia chủ cầm cuốc hoặc búa để góp phần vào việc đặt viên gạch đầu tiên tại vị trí trọng yếu, thể hiện sự chủ động và tận tụy trong công việc.

Lễ vật cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Tùy thuộc vào khả năng tài chính, tín ngưỡng và phong thủy, mỗi gia đình sẽ tổ chức lễ cúng động thổ theo phong cách riêng. Nhưng quan trọng nhất là việc chuẩn bị mâm cúng cần sự tỉ mỉ và chu đáo. Điều này quyết định đến sự thuận lợi và suôn sẻ trong quá trình xây dựng nhà.

Vì sao cần cúng động thổ xây nhà

Sau đây là danh sách những lễ vật cần có bạn có thể tham khảo:

  • 1 con gà trống (chân vàng, mình vàng)
  • 1 bộ tam sên: ba chỉ luộc, tôm khô và trứng vịt luộc
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • 1 mâm ngũ quả có hình tròn
  • 1 chén muối gạo
  • 3 ly nước trà
  • 1 bát nước trong
  • 1 ly rượu trắng
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ đỏ, giày đỏ, kiếm trắng
  • 5 lễ vàng tiền
  • 5 bánh oản đỏ
  • 5 lá trầu, 5 quả cau
  • 1 bình hoa đỏ

Những lưu ý quan trọng khi làm lễ cúng động thổ xây nhà

Gia chủ nên tránh xây nhà trong năm tuổi phạm hạn Kim Lâu, Hoang Ốc và cũng không nên tổ chức lễ cúng động thổ vào những ngày xấu như Hắc đạo, kiếp sát, trùng tan, trùng tu,…

Gia chủ nên sắp xếp những lễ vật trên một chiếc bàn nhỏ, lựa nơi tốt nhất ở giữa khu đất động thổ. Sau đó thắp 2 cây đèn cầy và đốt 7 nén nhang (nếu gia chủ là nam), và 9 nén nhang (nếu gia chủ là nữ). Sau đó cắm 3 cây lên mâm cúng, 3 cây dưới đất, nam thì cầm lại 1 cây (nếu gia chủ là nữ thì là 3 cây).

Trước khi cúng, gia chủ vái lạy bốn phương, tám hướng, sau đó hướng về mâm lễ và đọc bài khấn lễ cúng động thổ.

Sau khi khấn xong, hướng khói gần như đã cháy tàn và gia chủ quay sang rải tiền vàng, đồ mã và rắc muối gạo rồi tự tay cuốc đất hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào công trình để xin được động thổ. Ngay sau đó, thợ xây dựng có thể bắt đầu thi công.

Vì sao cần cúng động thổ xây nhà

Cúng động thổ xây nhà không chỉ là một truyền thống mà còn là cách để gia chủ kết nối với đất đai và duy trì sự cân bằng với tự nhiên. Vì vậy để được thuận lợi và may mắn, bạn hãy thực hiện đúng nghi lễ cúng động hổ xây nhà nhé.

Cùng My Life cập nhật thêm những mẹo xây nhà hay tại đây.

Follow fanpage My Life để theo dõi thông tin thị trường, chính sách ưu đãi mới của dự án.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *